Xưởng Gỗ Trọng Tấn, Cung Cấp Gỗ Tự Nhiên và Ván Gỗ Công Nghiệp Giá Rẻ - Cung Cấp Ván Sàn Gỗ, Gỗ Ốp Tường, Ốp Trần - Sản Xuất, Thiết Kế Thi Công Nội Thất - Nhận Cắt Ván CNC

GIAO HÀNG NHANH

Toàn quốc

Gỗ Sồi (Gỗ Oak) là gì? Những thông tin cần biết về gỗ Sồi

Từ trước đến nay, gỗ Sồi là cái tên rất quen thuộc và được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Gỗ Sồi (gỗ Oak) được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những tín đồ của gỗ bởi sự khỏe khoắn, bền bỉ và vẻ đẹp riêng trong màu sắc và từng đường vân. Vậy loại gỗ này là gì và tại sao lại được ưa chuộng như vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Giới thiệu về gỗ Sồi

Khi nhắc đến gỗ Sồi (gỗ Oak), có 3 câu hỏi thường được khách hàng thường đặt ra: Gỗ Sồi là gì? Nguồn gốc từ đâu? Và gỗ Sồi thuộc nhóm mấy? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua những thông tin dưới đây.

1.1 Gỗ Sồi (gỗ Oak) là gì?

Gỗ Sồi còn có tên tiếng anh là gỗ Oak. Nhiều người cho rằng Sồi hay Oak là tên riêng chỉ một loại cây. Tuy nhiên, trên thực tế đây là tên chung cho khoảng 400 cây trồng lấy gỗ chủ yếu phân bố ở Châu Âu và Bắc Mỹ. 

Những cây gỗ này có chiều cao từ 19m đến 25m và đều là những cây hạt kín. Chúng thường được khai thác khi có tuổi thọ từ 80 năm trở lên. Thân gỗ cứng với màu sắc hài hòa nên được ứng dụng phổ biến vào thiết kế nội thất trên toàn thế giới.

1.2. Gỗ Sồi có nguồn gốc ở đâu?

Gỗ sồi (gỗ oak)
Gỗ sồi được trồng nhiều ở Châu Mỹ

Vốn phù hợp với khí hậu từ vùng ôn đới lạnh đến khí hậu nhiệt đới nên Sồi được trồng nhiều ở châu Mỹ, châu Á, châu Âu và Bắc Phi. Đặc biệt, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây Sồi khỏe khoắn, lực lưỡng tại khu vực Bắc Mỹ. Trong đó, 90 loài xuất hiện ở Hoa Kỳ và 160 loài xuất hiện ở Mexico.

1.3. Gỗ Sồi thuộc nhóm mấy?

Gỗ ở Việt Nam được chia thành 8 nhóm chính, trong đó gỗ Sồi được xếp vào nhóm VII. Đây là nhóm của những cây gỗ có tính chất gỗ nhẹ, mềm thuận tiện cho quá trình thi công, lắp đặt và có khả năng chống mối mọt tốt.

2. Ưu và nhược điểm của gỗ Sồi

2.1. Ưu điểm của gỗ Sồi – Yếu tố làm nên “tên tuổi”

– Gỗ Sồi có ưu điểm cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt sau khi đã qua xử lý. Độ chịu lực uốn xoắn thường, chịu lực nén cao, dễ uốn cong bằng hơi nước.

– Loại gỗ này có cấu trúc dạng chai, các tế bào gỗ có độ gắn kết chặt chẽ được với nhau do đó không cho nước thấm qua.

– Gỗ có màu nâu trắng, dát gỗ màu vàng nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu đậm. Vân gỗ thẳng to và dài, các tom gỗ rất đẹp.

– Gỗ chịu máy tốt, độ bám ốc và đinh tốt. Gỗ có thể nhuộm màu và đánh bóng để hoàn thành thành phẩm tốt.

2.2. Cân nhắc nhược điểm của gỗ Sồi khi sử dụng

– Gỗ Sồi (gỗ Oak) sẽ phản ứng với sắt. Chính vì thế, khi tiến hành khai thác, cần dùng đinh mạ kẽm nhằm tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.

– Loại gỗ này có tính khô khá chậm nên khi tiến hành làm gỗ cần cẩn thận để thân không bị rạn. 

– Gỗ dễ bị biến dạng khi đã khô do bản chất gỗ có độ co rút khá lớn. Điều này khiến chúng chủ yếu được ứng dụng ở những không gian nhiệt độ ổn định như: Phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ,…

3. Bí quyết phân loại gỗ Sồi (gỗ Oak) và cách nhận biết từng loại

Gỗ sồi (gỗ oak)
Phân biệt gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ

3.1. Gỗ Sồi đỏ (gỗ Red Oak)

Gỗ Sồi đỏ có khối lượng trung bình 753kg/m3, độ cứng là 6583N. Dát gỗ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng. Có lẽ vì vậy mà nó được gọi với cái tên Red Oak (Tức gỗ Sồi đỏ). Gỗ Sồi đỏ cứng và nặng, khả năng chịu lực xoắn và độ chắc trung bình, chịu lực nén khá cao, nhưng dễ bị uốn cong bằng hơi nước.

3.2. Gỗ Sồi trắng (gỗ White Oak)

Gỗ Sồi Trắng có khối lượng trung bình 769kg/m3, có độ cứng lên tới 6049N. Dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ có màu từ nâu nhạt đến nâu sậm. Gỗ Sồi trắng nổi bật bởi có khả năng kháng sâu mọt tấn công tốt nhờ hàm lượng Tanin trong gỗ cao. Gỗ Sồi trắng có vân gỗ thẳng, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn gỗ Sồi đỏ.

3.3. Cách nhận biết gỗ Sồi trắng và đỏ

Có 3 cách cơ bản giúp bạn có thể phân biệt được loại gỗ trước mắt bạn là Sồi trắng hay đỏ:

3.3.1. Thông qua màu sắc

  • Sồi trắng xẻ sấy có màu nâu đậm, khi mới cắt có ánh sáng và mùi thơm rất riêng biệt.
  • Sồi đỏ ngược lại có màu hồng phớt, sáng hơn một tông so với Sồi trắng.
  • Khi được nhuộm màu thì trong khi Sồi trắng vẫn giữ được màu nâu nguyên bản thì người bạn của nó lại chuyển từ hồng nhạt thành đỏ. Nếu nhuộm màu tối thì sự khác biệt giữa hai loại gỗ này sẽ giảm xuống.

3.3.2. Thông qua vân gỗ

  • Sồi trắng có vân thẳng đẹp, đều và khít. Bề mặt gỗ nhẵn, mịn.
  • Sồi đỏ thì lại gây thu hút bởi đặc trưng vân nổi, các đường vân lượn sóng cùng những lốc xoáy không theo một trật tự nào.

3.3.3. Thông qua xuất xứ

Sồi trắng rất hợp với khí hậu ôn đới lạnh nên chúng được trồng ở một số nước như: Nhật, Nga hoặc một số khu rừng ở Đông Âu, Bắc Âu,… Còn Sồi đỏ thì bạn sẽ thấy chúng chủ yếu sinh trưởng ở các khu rừng Đông Nam Á, Trung Phi, Trung Mỹ, Địa Trung Hải,… Đây là những vùng thuộc khí hậu cận nhiệt đới.

4. Gỗ Sồi Nga và gỗ Sồi Mỹ nên mua loại nào?


Gỗ sồi trắng thường được ưa chuộng hơn sồi đỏ

Trên thị trường hiện nay, Sồi Nga và Sồi Mỹ là 2 loại gỗ Sồi nhập khẩu nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất. Mỗi loại gỗ lại có ưu nhược điểm riêng khiến người tiêu dùng không biết nên chọn loại nào.

4.1. Gỗ Sồi (gỗ Oak) nhập khẩu

Tại Việt Nam, gỗ Sồi nhập khẩu có nguồn gốc từ các nước bản địa – nơi sản sinh ra những thớ gỗ chắc, đồng màu và chất lượng tốt. Đây là dòng gỗ có thể thách thức với thời tiết khí hậu Việt Nam mà không lo ẩm mốc, thấm dột. 

Hiện nay, không khó để bạn có thể tìm được cơ sở cung ứng sản phẩm được làm từ go Oak nhập khẩu với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin và chất lượng các sản phẩm gỗ Sồi cũng như gỗ Sồi giá bao nhiêu tại SaigonWood.vn.

4.2. So sánh gỗ Sồi Nga và gỗ Sồi Mỹ có gì khác biệt?

4.2.1. Gỗ Sồi Mỹ

Gỗ Sồi (Gỗ Oak) nguồn gốc từ Mỹ là loại gỗ có độ bền ổn định, do thuộc nhóm gỗ cứng nên có khả năng chịu lực tác động khá lớn và độ bền cao.

Các loại gỗ Sồi Mỹ thường lớn nhanh hơn và có vòng tuổi gỗ rộng hơn Sồi nga. Chất gỗ có khuynh hướng cứng và nặng hơn những loại gỗ Sồi ở những nơi khác.

Màu của gỗ Sồi Mỹ nhạt hơn so với gỗ Sồi Nga, vân go Soi Mỹ thường thẳng theo thớ và rất tự nhiên nhưng những tia gỗ lại có phần ngắn hơn gỗ Sồi được nhập khẩu từ Nga.

Gỗ nặng, chắc chắn và cấu trúc vân gỗ đẹp. Loại gỗ này rất được ưa chuộng ở Châu Âu bởi có độ đồng màu cao và chất lượng gỗ cực tốt. Tâm gỗ chứa chất tannin là loại được dùng trong công nghệ thuộc da có khả năng chống mối mọt rất tốt.

Gỗ Sồi Mỹ thường được dùng làm sàn gỗ, đồ gỗ nội thất, tủ bếp, gỗ chạm kiến trúc. Nếu bạn đang thắc mắc gỗ Sồi mỹ có tốt không thì chắc hẳn bạn đã nắm được phần nào câu trả lời.

4.2.2. Gỗ Sồi Nga

Sinh sống và phát triển trên đất nước Nga lạnh giá, gỗ sồi Nga mang trong mình những đặc điểm nổi bật nhất của một loại gỗ đến từ xứ lạnh. Điều này khiến cho gỗ sồi Nga có phần mềm hơn so với gỗ Sồi Mỹ về mặt cơ lý. Nhưng nó lại nổi bật với khả năng chịu lực nén khá tốt, dễ thao tác với ốc và đinh vít thông thường.

Dát gỗ sồi Nga có màu từ nhạt đến trắng. Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, có thể là vàng nhạt sọc nâu xám đến nâu nhạt. Nhìn tổng thể, vân gỗ Sồi Nga có hình dạng như đường elip đồng tâm, mặt gỗ hơi thô và đều.

Nếu bạn thắc mắc gỗ Sồi Nga thuộc nhóm mấy thì cũng giống như các loại gỗ Sồi, Sồi Nga được xếp vào nhóm VII ở Việt Nam. Chúng được ứng dụng trong thiết kế nội thất phổ biến bởi khả năng kháng sâu mọt, bề mặt gỗ Sồi Nga có độ đều màu cao cùng những đường vân khá đều và đẹp. 

4.3. Nên lựa chọn gỗ Sồi Nga hay gỗ Sồi Mỹ?


Nên chọn sồi Nga hay Sồi Mỹ?

Thực tế, gỗ Sồi Nga có độ chống thấm tốt hơn nhưng Gỗ Sồi Mỹ lại là loại có độ cứng, chắc chắn cao hơn cùng khả năng kháng sâu mọt cao ở tâm gỗ. Cả hai loại rất được ưa chuộng sử dụng trong làm đồ nội thất vì mang lại độ bền cao cho sản phẩm, tuổi thọ có thể lên tới 15 đến 20 năm tùy vào điều kiện môi trường.

Tùy vào hoàn cảnh, mục đích sử dụng mà gia chủ có thể lựa chọn loại gỗ phù hợp.

5. Ứng dụng thực tiễn của gỗ Sồi (gỗ Oak) trong ngành gỗ và nội thất

Với sức mạnh và vẻ đẹp của mình, không có gì là khó hiểu khi gỗ Sồi được ứng dụng để chế tác thành đồ nội thất cũng như ngoại thất của nhiều ngôi nhà tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Dưới đây là một vài ứng dụng phổ biến bạn đọc có thể tham khảo.

5.1. Bàn học gỗ Sồi – Góc học tập giảm áp lực cho các bạn nhỏ

Là một trong những loại gỗ có vân đẹp nhất hiện nay, gỗ Sồi là lựa chọn hàng đầu để tạo nên một chiếc bàn học cho các cô bé, cậu bé học sinh. Ban go Soi có vẻ đẹp tự nhiên, không quá cầu kỳ và màu mè, chiếc bàn học làm từ gỗ Sồi tạo nên một không gian học tập nhẹ nhàng, giúp giảm đi không khí áp lực vốn có của một góc học tập.

5.2. Giường gỗ Sồi trắng – Sản phẩm chăm lo giấc ngủ vẹn toàn

Đa số các sản phẩm gỗ Sồi tự nhiên đều có độ bền cao và có tuổi thọ sản phẩm lâu hơn các sản phẩm gỗ khác, nhờ đó giường ngủ gỗ Sồi trắng có khả năng chăm lo cho giấc ngủ một cách toàn vẹn nhất. 

Hơn nữa, giường gỗ Sồi texture có được khả năng chống sâu mọt rất cao và chống được sự biến dạng, cong vênh, giãn nở cực tốt. Nhờ đó mà sản phẩm giường gỗ Sồi giữ vững được vẻ đẹp thiết kế ban đầu của chiếc giường.

5.3. Cửa gỗ Sồi – Sự lựa chọn nhẹ nhàng cho không gian

Với ưu điểm có khối lượng riêng nhẹ, nên cánh của được làm từ gỗ Sồi có thể đóng – mở cửa tương đối dễ dàng và nhẹ nhàng. Một bộ cửa texture gỗ Sồi cũng tránh được các hiện tượng tuột vít bản lề như một số dòng gỗ nặng khác. 

Những cánh cửa gỗ Sồi (Gỗ Oak) có đường vân elip dài, đều và đẹp mắt, sẽ làm tăng giá trị ngôi nhà của bạn lên gấp nhiều lần bởi sự sang trọng và đẳng cấp nó mang lại.

Ngoài ra, với chất gỗ nhẹ, những thân gỗ Sồi rất thích hợp dùng để thi công cửa gỗ thông phòng, cửa phòng ngủ, phòng tắm,… Tuy nhiên có một lời khuyên nho nhỏ cho bạn là không nên dùng gỗ Sồi để đóng cửa mặt tiền.